Sex3X

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học của Hà Nội sáng 5/10, ông Cương đề cập ba sự việc "không ha access là gì

【access là gì】Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội: Cần chấn chỉnh đạo đức nhà giáo

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học của Hà Nội sáng 5/10,ámđốcSởGiáodụcHàNộiCầnchấnchỉnhđạođứcnhàgiáaccess là gì ông Cương đề cập ba sự việc "không hay" của ngành.

Đầu tiên là việc một cô giáo chủ nhiệm ở trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, túm áo, kéo lê nữ sinh từ cửa vào lớp. Ông Cương nhìn nhận "chỉ vì cái bánh gato" mà cô giáo có hành vi trách phạt học sinh, khiến sự việc đi quá xa, dư luận bức xúc.

Sự việc thứ hai xảy ra tại trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất, thầy giáo tiếng Anh xưng mày tao, bóp cằm và mắng nam sinh lớp 10 bằng nhiều từ ngữ nặng nề. Người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội cho hay đây là trường tư, giáo viên ký hợp đồng với trường, không phải biên chế nhà nước. Song, "trường công hay tư thì nhà giáo không được dùng lời lẽ thiếu chuẩn mực như vậy". Ông cho rằng sự việc này chắc chắn trở thành kỷ niệm không đẹp đối với học sinh.

"Hai vụ việc này vẫn tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Khi có kết luận chính thức, chúng tôi chắc chắn xử lý nghiêm theo quy định", ông Cương nói.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương tại hội nghị sáng 5/10. Ảnh: Thanh Hằng

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương tại hội nghị sáng 5/10. Ảnh: Thanh Hằng

Cuối cùng, ông Cương nhắc đến việc trường THPT Lạc Long Quân, huyện Sóc Sơn, dọa đuổi học một nữ sinh lớp 12 vì mâu thuẫn với phụ huynh của em này. Về lý thuyết, trường tư có quyền dừng đào tạo với học sinh, nhưng "góc độ giáo dục là không cho phép".

"Học sinh có tội tình gì mà đình chỉ học? Trường phải đảm bảo quyền lợi học sinh, không vì mâu thuẫn giữa trường và phụ huynh mà để các em không được đi học", ông Cương nói.

Tựu trung, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận những nhà giáo này chỉ là thiểu số nhưng niềm tin của phụ huynh, uy tín của ngành giáo dục chắc chắn bị ảnh hưởng. Do đó, ông cho rằng cần chấn chỉnh đạo đức và giáo dục tư tưởng cho giáo viên.

Hà Nội có hơn 2,2 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông, đông nhất cả nước. Số giáo viên năm ngoái của thủ đô khoảng 140.000 người. Theo Giám đốc Trần Thế Cương, cùng với thành phố, ngành giáo dục có nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng người Hà Nội, thanh lịch, văn minh.

Một quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hồi năm 2008 đưa ra 24 quy định cụ thể về đạo đức giáo viên. Trong đó nêu giáo viên cần có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học; Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh...

Thanh Hằng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap