Ngày 10.11,ệnhhiếmgặpNgườiphụnữbịdịtậtnứtnãobẩhentaitv bác sĩ chuyên khoa 2 Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 28 tuổi và được chẩn đoán nứt não bẩm sinh hiếm gặp, tỷ lệ 1/100.000 ca.
Theo bác sĩ, hơn 8 năm qua, bệnh nhân điều trị co giật, động kinh với liều thuốc uống cao nhất nhưng không có kết quả. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) ghi nhận não bệnh nhân có một khe nứt lớn kéo dài bên bán cầu não phải. Bác sĩ nhận định, bệnh nhân bị nứt não bẩm sinh từ nhỏ nhưng không biết. Do đó, đến nay vết nứt mở rộng, gây động kinh, co giật nghiêm trọng.
"Nứt não là một dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 1/100.000 người", bác sĩ Chu Tấn Sĩ thông tin.
Các bác sĩ hội chẩn, chỉ định phẫu thuật giải áp nội sọ cho bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ lấy một đường ống được làm bằng chất liệu nhựa chuyên dụng lắp đặt vào tại khe nứt não, giúp dẫn dịch não tủy từ sọ não xuống bụng và hấp thu tại đó.
Trên đường ống dẫn đặc biệt này có một van tự động để khi dịch não tủy tại khe nứt não tăng cao làm gia tăng áp lực nội sọ thì ngay lập tức van tự động sẽ mở khóa để dịch não tủy chảy xuống ổ phúc mạc. Khi dịch não tủy giảm xuống, van sẽ tự động khóa lại, ngăn không cho dịch não tủy giảm thấp quá mức. Từ đó, giúp duy trì lượng dịch não tủy vừa phải, ổn định áp lực nội sọ.
Sau 3 ngày phẫu thuật, tình hình sức khỏe của bệnh nhân ổn định và hồi phục tốt. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện sau 5 ngày. Bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc chống động kinh với liều dùng phù hợp và theo dõi định kỳ từ 2 - 6 tháng...
Theo bác sĩ Chu Tấn Sĩ, dị tật nứt não xảy ra do rối loạn di trú nơ ron thần kinh và đặc trưng bởi khe nứt não. Chính khe nứt này gây ra sự thay đổi tuần hoàn dịch não tủy.
Đa số trường hợp dị tật nứt não nhỏ không làm gia tăng áp lực nội sọ đến mức phải can thiệp. Bệnh nhân vẫn có thể thích nghi và chung sống bình thường. Trường hợp của nữ bệnh nhân trên là đặc biệt, vết nứt não mở rộng, dịch não tủy tràn vào làm gia tăng áp lực nội sọ, chèn ép lên bề mặt vỏ não và gây ra sóng động kinh. Biện pháp tối ưu là phẫu thuật giải áp, sau đó tiếp tục theo dõi, điều trị động kinh.